==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Ở Đảo Cát Bà được tổ chức vào ngày 1 tháng 4 hàng năm tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Bà, Hải Phòng. Lễ hội nhằm kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm đảo và cũng được coi là lễ hội truyền thống của ngành thủy sản Việt Nam. 

Làng Cổ Đường Lâm Làng Cổ Đường Lâm

Trong lần về thăm, Bác đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với các tầng lớp nhân dân, nhất là với bà con ngư dân. Khi nói chuyện với nhân dân huyện đảo, đối với công nhân, Bác dặn: Tiền đồ của cá nhân không thể tách rời tiền đề của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp, của cách mạng, của Đảng. Nếu muốn tách rời tiền đồ của nhân dân thì chỉ có cách nhảy xuống biển, như người thủy thủ muốn rời khỏi con tàu.

Đối với ngư dân, Bác khuyên: “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được biển... nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và Chính phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất”.

Đối với chiến sỹ, bác dặn đồng chí cán bộ huyện đội: “Chú chuyển lời thăm hỏi sức khỏe anh em cán bộ chiến sỹ trong đơn vị ở đây”.

Trước khi rời đảo, Bác căn dặn chung cho Đảng bộ nhân dân: “Miền Bắc nước ta đã giải phóng. Rừng vàng, biển bạc của ta, do dân ta làm chủ. Tất cả đồng bào phải thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chăm chỉ học tập, xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa tốt hơn...”

Chuyến thăm làng cá của Bác mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân dân Cát  Bà. Và ngày đó trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ riêng của Cát Bà mà còn là ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam.

Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày 1/4 trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân Đảo Cát Bà. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội, huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển trời xanh trong như ngọc.

Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Mở đầu lễ hội thường là đọc diễn văn kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm Cát Bà. Sau đó là hoạt động đua thuyền rồng sôi nổi. Cuộc đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động kéo co trên bãi biển, sau đó là lắc thuyền thúng. Cuối cùng cuộc đua thuyền diễn ra. Đường đua thuyền thường khoảng 1km, 2 bên có cắm cờ báo. Các thuyền đua đi 3 hoặc 4 vòng, tùy theo mỗi năm quy định. Thuyền nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.

 

 

Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Ở Đảo Cát Bà - Ảnh 1

 

Thuyền rồng đua biển có hình thoi dài 11m, rộng 1,5m được đóng rất kỳ công, chi phí lên tới trên 30 triệu đồng một chiếc. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Mở đầu cuộc thi là tiết mục kéo co giữa các đội thuyền trên biển. Sau tiết mục kéo co là lắc thúng thuyền không mái của những người ngư dân đến từ vùng biển Nam Trung bộ.

Tiếp đến là đua thuyền rồng. Đường đua dài 1km có cắm cờ báo hiệu ở hai đầu, thuyền đua sẽ phải đi 3 hoặc 4 vòng, thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải. Ngoài việc lựa chọn các tay chèo khỏe, người cầm lái được coi là quyết định sự thắng thua của thuyền, vì họ phải xử lý cực kỳ chính xác lúc vào cua, để cho chiếc thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất. Những năm gần đây, khi tới trên huyện đảo Cát Bà ngày càng phát triển, lễ hội dành cho những người đánh bắt thủy sản trên đảo này đã trở thành một lễ hội để quảng bá cho chương trình . Vì thế quy mô và các hoạt động của lễ hội được mở rộng, thu hút rất nhiều khách thăm quan trong và ngoài nước đến tham dự.

 

Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Ở Đảo Cát Bà

Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Ở Đảo Cát Bà
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==