==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt trong năm. Chính vì vậy thời tiết là điều bạn cần quan tâm khi đi thăm quan. Mùa hè trời thường rất nắng nóng, mùa đông thì rất lạnh, mùa xuân thì hay mưa phùn, ẩm ướt. Ngoại trừ việc bạn muốn trải nghiệm sự khác biệt về thời tiết thì chọn vào những mùa đặc biệt. Còn nếu không thì mùa thu khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm tốt nhất để bạn đi.

Địa Lý Miền Bắc

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 500 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 1

Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 14,8 ngàn km2 và bằng 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là Thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 15.000 km2) do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển.

Liền kề với đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 102,9 ngàn km2 và bằng 30.7% diện tích cả nước, Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiêù đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm dải dác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m.

Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ. Ở Vịnh Bắc Bộ tập trung quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Và nhiều bờ biển đẹp như bờ biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng; Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình; Hải Thịnh, Quất Lâm thuộc tỉnh Nam Định.

Khí Hậu Miền Bắc

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 2

Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 3

Toàn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm quanh năm với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ tháng 10 tới tháng 4 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25độC, lượng mưa trung bình từ 1,700 đến 2,400mm. Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 4

Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe doạ trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.

Văn Hóa Miền Bắc

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 5

Việt Nam hiện có 2 vùng văn hoá lịch sử truyền thống lâu đời và phát triển cao là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng rộng lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc với chủ yếu là người Việt có trình độ phát triển cao, được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 6

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 7

Cư dân sống lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép về gia tăng dân số nên đã có thời điểm rơi vào tình trạng thiếu đói lương thực. Họ sớm đi vào thâm canh nhất là nghề trồng lúa nước, là đặc thù của một vùng đồng bằng thấp (có độ cao từ 0,4 - 12m). Từ sự bắt đầu công cuộc đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến mở rộng diện tích sản xuất. Với sau lưng là "rừng thiêng nước độc" còn phía trước là "biển cả bao la", họ bao gồm các cộng đồng nhỏ dân cư chủ yếu từ miền núi tiến xuống. Bản chất thuần nông "xa rừng, nhạt biển", đã nhanh có biểu hiện rõ nét trong cuộc sống mới. Một thiết chế xã hội dần được hình thành, được tổ chức chặt chẽ và có thể xem là đặc sản văn hoá vùng miền nông thôn tại đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Văn hoá được ứng dụng từ mỗi cơ sở thực địa, địa bàn cư trú. Trong các cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú. Văn hoá thể hiện mối ứng xử bình đẳng với thiên nhiên, với xã hội và bản thân của mỗi cư dân.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 8

Người Việt Nam có điểm chung về cuộc sống hệ luỵ "gia đình, làng, nước". Nói đến vùng Bắc Bộ thì yếu tố văn hoá này còn rất sâu đậm trong ý thức hệ của người dân, đặc biệt là khái niệm về dấu ấn quê hương xứ sở như văn hoá cổ làng xã, ngành nghề từ địa phương, đất đai và thờ cúng tổ tiên... Cách tổ chức làng xã theo kiểu các gia đình liền kề, xung quanh làng có hàng tre bao bọc, có cây đa cổng làng, có nơi thờ tự chung, có lễ hội dân gian và mùa vụ. Ngoài ra, người dân Bắc Bộ vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, như lề thói, khuôn phép, thứ bậc, tôn ti trong gia tộc và ngoài làng xã vẫn được xem trọng trong đời sống thường ngày của họ.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 9

Vươn dậy từ công cuộc khai sinh lập địa có lịch sử khởi nguồn đầy khó khăn gian khổ, trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển để có được nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú như ngày nay, những người dân Bắc Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung không thể không tự hào.

Ẩm Thực Miền Bắc

Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là không chú trọng quá nhiều vào một hương vị duy nhất, các món ăn đa phần có vị vừa phải, trung tính.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 10

Phở Hà Nội.

Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể,…

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 11

Bún thang.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 12

Bún ốc.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 13

Bún chả.

Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Món ăn miền Bắc từ cách chế biến cho đến trình bày nhìn khá đơn giản nhưng lại thể hiện sự tinh tế rất riêng.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 14

Bánh cuốn Thanh Trì.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 15

Bún đậu mắm tôm.

Đặc biệt, ẩm thực nơi đây đặc biệt chú trọng đến các món bánh, mứt,… không phải cốt để ăn no. Mà đơn giản chỉ là mang lại cho người dùng thêm sự lựa chọn. Đồng thời, nó cũng mang nhiều tính khắc chế “âm dương” trong món ăn vốn đã được những người đi trước tính toán khá kỹ lưỡng.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 16

Cốm làng Vòng.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc - Ảnh 17

Bánh Gai.

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc

Kinh Nghiệm Khi Đi Thăm Quan Miền Bắc
14 1 15 29 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==